Xe nhỏ, mối nguy lớn



Ngày 19/8/2013, tại Hà Nội,
một nữ sinh trường THPT Hà Nội - Amsterdam không đội MBH điều khiển xe đạp điện
va chạm với ô tô dẫn đến tử vong.



Trước đó, sáng 29/7/2012,
theo Công an huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), một xe máy va vào một nữ sinh đang điều
khiển xe đạp điện khiến nữ sinh này bị thương nặng.



Cũng trong năm 2013, ông
Nguyễn Văn Tiên (phường Chi Lăng, TP Lạng Sơn) trước khi đi ngủ có cắm điện nạp
ắc quy cho xe đạp điện. Được một lúc, xe bỗng phát ra tia điện, gây tiếng nổ lớn,
chiếc xe bị cháy xém, chủ xe và một người hàng xóm bị bỏng ở đùi và tay.



Đây chỉ là 3 trong số nhiều
vụ tai nạn liên quan đến xe đạp, xe máy điện mà người bị thiệt hại chính là người
sử dụng. Tuy nhiên, do các phương tiện này nhỏ gọn, có giá thành không cao, lại
ít bị xử phạt khi vi phạm ATGT nên nhiều người già, người nội trợ mua sử dụng.
Đặc biệt, học sinh, sinh viên đua nhau sắm xe điện vi vu khắp phố như một thú
chơi sành điệu tạo nên “cơn sốt” xe điện làm náo loạn phố phường.



Các “quái xế đường phố” xuất
hiện trên những chiếc xe được “chế”, được “độ” lấp lánh đèn hoặc còi inh ỏi,
đánh võng, lạng lách gây nguy hiểm cho cả người sử dụng lẫn người đi đường.
Hình ảnh các “cậu ấm, cô chiêu” chở nhau vi vu trên những chiếc xe đạp, xe máy
điện không đội MBH, dàn hàng ngang, phóng nhanh, vượt ẩu qua mặt CSGT đã trở
nên phổ biến.



Bên cạnh đó việc đăng ký quản
lý, tiêu chuẩn kỹ thuật, xử lý vi phạm hành chính, vấn đề quản lý môi trường...
cũng chưa được quy định chặt chẽ đối với loại phương tiện này.

 



Nhiều xe điện nhái 



Trao đổi với PV, người bán
hàng tại cửa hàng xe đạp điện Thủy Tùng (Tôn Đức Thắng) hồ hởi khoe: “Xe điện
ngày càng bán chạy.  Hơn chục triệu đồng một chiếc xe nhỏ xíu, gần bằng
giá chiếc Wave mà rất lắm người mua”. Anh này khẳng định, ắc quy sạc đầy, xe chạy
40km/h ngon lành. Cách đấy vài hàng, một chủ cửa hàng khác không ngại khoe nhà
anh toàn bán xe Tàu, rẻ nhất là 6 triệu đồng, bảo hành tại cửa hàng, người đến
kêu hỏng anh chỉ đổi chiếc ắc quy khác là xong...



Tìm hiểu một vòng các cửa
hàng bán xe điện tại Hà Nội, chúng tôi nhận thấy, nhu cầu sử dụng ngày càng cao
khiến lượng hàng nhái, hàng rởm tăng vọt. Có xe gắn mác Honda, Yamaha nhưng giá
chỉ 10 triệu đồng trong khi tại cửa hàng chính hãng giá không dưới 20 triệu đồng.
Tuy nhiên, người mua không quan tâm mấy đến nguồn gốc của xe mà chủ yếu lựa chọn
giá cả, mẫu mã và “mặc cả” thời gian bảo hành tại cửa hàng. 



Thậm chí, có nhiều trường hợp
chúng tôi chứng kiến, các em học sinh, sinh viên tự đi mua xe mà không cần bố mẹ
đi cùng. Với các khách hàng này, thì ưu tiên hàng đầu để lựa chọn là dáng xe phải
đẹp hoặc kỳ quái, tốc độ xe phải cao, đồng hồ hiển thị tốc độ phải 50 - 60km/h,
ắc quy phải tốt, có xóc hay không, lốp to hay nhỏ, còn chính hãng hay hàng
nhái... chỉ là thứ yếu.

Siết quản lý xe đạp điện 



Siết quản lý xe đạp điện 



Thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Xuân Phúc, đồng thời tăng cường quản lý đối
với xe đạp điện, xe máy điện, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa chủ trì cuộc
họp rà soát và đẩy mạnh việc thực hiện các nội dung liên quan đến quản lý loại
phương tiện này nhằm đảm bảo trật tự, ATGT đường phố.



Bộ trưởng Đinh La Thăng nhấn
mạnh: Người tham gia giao thông vẫn phải đội MBH khi lưu thông bằng xe đạp điện
và phương tiện này phải được quản lý chặt chẽ hơn. Xe máy điện phải tuân thủ
các quy định của pháp luật hiện hành đối với xe cơ giới.



Bộ trưởng yêu cầu Văn phòng
Ủy ban ATGT Quốc gia chủ trì, phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng
và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ tuyên truyền, phổ biến quy định về việc tham
gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy điện để người dân hiểu và thực hiện.



Đặc biệt, Vụ Khoa học công
nghệ cần khẩn trương phối hợp với Cục Đăng kiểm VN hoàn thiện Dự thảo Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện, trình Lãnh đạo Bộ ngay trong tháng 10/2013;
Hoàn thiện Dự thảo Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe
đạp điện, trình Lãnh đạo Bộ ngay sau khi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp
điện được ban hành.



Vụ ATGT chủ trì, khẩn
trương phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Thông tư quy định tốc
độ tối đa của xe đạp điện dưới 25km/h. 



Trong thời gian tới, Bộ
GTVT sẽ ban hành Chỉ thị gửi các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp
tăng cường quản lý đối với xe đạp điện, xe máy điện. 



 



Theo Hoài Lâm
- Huế  Trang GTVT













Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ: 


Tuyên truyền trước, xử phạt sau


Cần đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu và thực thi các quy định của pháp
luật khi sử dụng phương tiện này tham gia giao thông. Sau đó, các Bộ, ban,
ngành, các cơ quan chức năng từ T.Ư đến địa phương cần phạt nghiêm các trường
hợp cố tình vi phạm. Bộ GTVT sẽ cùng các Bộ, ngành như Công an, Công thương,
Đăng kiểm... siết chặt việc đăng ký, quản lý chất lượng, nhập khẩu và đăng kiểm
loại hình phương tiện này. 


Ông Nguyễn Hoàng Hiệp - Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia: 


Phân loại để khuyến cáo người sử dụng


Cần phải phân biệt rõ khái niệm về xe đạp điện và xe
máy điện để từ đó có những biện pháp, khuyến cáo rõ ràng đối với nhà quản lý
và người sử dụng.


Trên thực tế hiện nay, tại các thành phố lớn, lực lượng chức năng rất khó
phân biệt đâu là xe máy điện, đâu là xe đạp điện. Thậm chí nhiều người đi xe
cũng không quan tâm và không cần biết mình có cần đội MBH, xe có phải đăng ký
không.  


Theo tìm hiểu, số xe đang được sử dụng  có đến 70% là xe máy điện và 30%
là xe đạp điện. Theo các quy định hiện hành thì xe máy điện phải tuân thủ các
quy định như xe máy dưới 50cm3.  Đó là phải có đăng ký, đăng kiểm, quy định
về độ tuổi cho người điều khiển, đội MBH khi vận hành... Đối với xe đạp điện
phải giới hạn tốc độ tối đa và khi tham gia giao thông bắt buộc phải đội MBH. 


GS.TS Nguyễn Đình Hòe - Trưởng ban phản biện, Hội bảo vệ thiên
nhiên và môi trường VN:


Nguy cơ ô nhiễm nặng từ bình điện ắc quy


Xe đạp điện là xe thô sơ không gây tiếng ồn, không có khí thải trực tiếp ra
môi trường nên nhiều người nhầm tưởng đây là phương tiện sạch đối với môi trường.
Tuy nhiên, việc sử dụng ồ ạt loại xe này chứa đựng những nguy cơ về môi trường,
không thể tính trước. Mỗi xe đạp điện thường gắn 3-4 bình ắc quy chì, mỗi
bình có tuổi thọ 2 năm. 


Nếu Việt Nam có khoảng 1 vạn xe đạp điện thì sau 2 năm sẽ có 3-4 vạn ắc quy
chì phế liệu thải ra môi trường mà ắc quy chì lại thuộc nhóm chất thải nguy hại.
“Nếu cho phép nhập khẩu xe đạp điện thì cũng phải tính đến việc xử lý chất thải
do loại xe này gây ra”, giáo sư Hòe khuyến cáo.


 Dưới 16 tuổi đi xe đạp điện:  Lập biên bản, thông báo nhà trường


Theo lãnh đạo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt, việc học sinh sử dụng xe đạp điện
là khá phổ biến. Với các vi phạm, lực lượng CSGT sẽ xử phạt theo quy định. Học
sinh dưới 16 tuổi đi xe đạp, xe máy điện, sẽ bị lập biên bản gửi về gia đình
trường học, thông báo về địa phương để tuyên truyền giáo dục. Đối với các em
học sinh từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi ngoài thông báo về gia đình, nhà trường
địa phương thì lực lượng CSGT sẽ tiến hành lập biên bản và ra quyết định xử
phạt, mức vi phạm sẽ bằng 1/2 mức xử phạt của người lớn. 


Cũng theo vị lãnh đạo này, trong tuần qua, chỉ tính riêng lực lượng CSGT công
an TP Hà Nội đã lập biên bản và xử lý trên 700 trường hợp vi phạm, trong đó
có 657 trường hợp vi phạm do lỗi không đội MBH.






Bảng giá xe Chevrolet tại Việt Nam 



























0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top